Da mặt bị sạm đen là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Da mặt bị sạm đen là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Da mặt sạm đen hay còn gọi là da mặt xỉn màu, chảy xệ, xạm thực chất là hậu quả hay một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh chứ không phải một căn bệnh cụ thể về da. Hiện tượng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số còn liên quan đến bệnh lý nội khoa nguy hiểm. Vậy da mặt sạm đen là bệnh gì? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Da mặt bị sạm đen là bệnh gì

 

Tổng quan về da mặt sạm đen 

Sạm da mặt hay còn gọi là da mặt xạm thực chất không phải là một căn bệnh cụ thể. Đây chỉ là hiện tượng biểu hiện của một nhóm các bệnh lý hoặc một quá trình lão hóa nhanh trên da. Khi mắc các bệnh này, da mặt sẽ chuyển dần sang màu sạm đen, tối hơn so với màu da gốc và ngày càng xuống sắc khiến khuôn mặt trông nhợt nhạt, thiếu sức sống.

Những khu vực thường xuất hiện sạm da đầu tiên là vùng da xung quanh mắt, thái dương và phần xương gò má. Sau đó sạm màu sẽ lan rộng ra toàn bộ khuôn mặt. Thực tế, hiện tượng này là biểu hiện của bệnh lý đái tháo đường, rối loạn nội tiết, bệnh gan, thận và còn do nhiều nguyên nhân tác động.

 

Nguyên nhân gây sạm da mặt

Sạm da mặt có thể gặp ở người trẻ hoặc người cao tuổi. Cụ thể, 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Do các yếu tố môi trường: Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, khí độc, tia cực tím, ô nhiễm môi trường khiến da mặt bị lão hóa nhanh sớm gây ra sạm da.
  • Do chế độ sinh hoạt thói quen không lành mạnh: Thức khuya, thiếu ngủ, uống rượu bia quá nhiều, hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Tất cả đều là những yếu tố khiến da bạn lão hóa sớm, xuất hiện sạm đen.
  • Do mắc các bệnh lý nội khoa: Bệnh tiểu đường, rối loạn nội tiết, bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh gút, suy thận... đều có thể khiến da bạn xuất hiện hiện tượng sạm đen vùng da mặt. Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất mà bạn cần được thăm khám và điều trị triệt để.

Da mặt bị sạm đen là bệnh gì

 

 

Những bệnh lý nội khoa gây nên sạm da mặt 

Theo các bác sĩ da liễu, sạm da mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc các bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường sẽ có hiện tượng da sạm đen đồng đều ở vùng má, trán, cằm. Da sẽ xỉn màu, xạm dần lên nhất là vùng da quanh mắt, còn gọi là mắt “cú vọ”.
  • Rối loạn nội tiết: Trong đó nổi bật nhất là hội chứng thận hư (suy giảm chức năng tuyến thượng thận). Bệnh sẽ làm xáo trộn quá trình trao đổi chất của tế bào da, gây sạm nhãn cầu.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ cấp và mãn: Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao sẽ làm da dễ xuất hiện hiện tượng sạm đen, đặc biệt là vùng trán, gò má, cằm, miệng.
  • Bệnh thận mãn: Tình trạng suy thận kéo dài khiến quá trình đào thải độc tố bị rối loạn dẫn đến biểu hiện sạm da toàn thân, trong đó có vùng da mặt.
  • Bệnh gút: Bệnh gút làm tăng acid uric, ảnh hưởng đến lưu thông máu làm da dễ bị sạm đen.

Như vậy, có thể thấy sạm da mặt lại là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh nội khoa. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này, bạn cần đi thăm khám đa khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, qua đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Da mặt bị sạm đen là bệnh gì

 

Cách khắc phục da mặt sạm đen hiệu quả 

Để khắc phục tình trạng da mặt sạm, bạn cần:

  • Sử dụng kem trộn hỗn hợp vitamin C, Retinol, Vitamin B3 và Vitamin E để cải thiện làn da, làm sáng và đều đen màu da.
  • Chăm sóc da đúng cách, dưỡng da bằng các loại mỹ phẩm có chứa chất chống oxy hóa và collagen giúp tái tạo làn da hiệu quả.
  • Bổ sung đủ các loại vitamin, khoáng chất, axit amin từ thực phẩm để nuôi dưỡng làn da.
  • Thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngăn ngừa da bị tăng sắc tố do chiếu nắng.
  • Loại bỏ mọi thói quen xấu có hại cho da như uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, thức khuya, ...
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý nội khoa là nguyên nhân gây ra hiện tượng sạm da mặt.
 

Một số cách phòng ngừa da mặt bị sạm đen

Để phòng ngừa da mặt bị sạm đen, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Che chắn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, đội mũ, đeo khẩu trang, kính râm khi ra ngoài trời nắng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E,... có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Bạn có thể bổ sung các chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm chức năng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh và trái cây giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da, giúp da khỏe mạnh và rạng rỡ.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “da mặt bị sạm đen là bệnh gì”. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về căn nguyên và cách xử lý tình trạng sạm da mặt. Đừng chủ quan mà cần đi khám ngay để khắc phục triệt để các vấn đề nội khoa có liên quan.

Đang xem: Da mặt bị sạm đen là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng